Chi 1,4 tỉ đồng đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm metro số 2
Ngoài những bộ trang phục dành cho chó mèo, các sản phẩm liên quan đến đồ chơi cho thú cưng cũng được nhiều người trẻ quan tâm. Những món đồ này được làm từ vật dụng thân thiện với môi trường như xơ mướp, dừa, hoặc thân cây cà phê... Các loại thực phẩm dành cho thú cưng như cá cơm, tép, rau củ sấy lạnh cũng được nhiều người quan tâm vì phù hợp và giúp chó, mèo không tăng cân, béo phì...Xu hướng thiết kế biệt thự phố thị hiện đại mà vẫn gần gũi với thiên nhiên
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
Chàng trai được 125 trường đại học, cao đẳng mời với hơn 9 triệu USD học bổng
Ngày 8.1, ông Lại Thế Hưng, Phó chủ tịch Hiệp hội hoa Đà Lạt (Lâm Đồng), cho biết những năm gần đây hoa chậu đang trở thành xu hướng mua sắm hoa tết, do đó sản lượng hoa chậu của tỉnh Lâm Đồng phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ tăng mạnh so với những năm trước, đạt trên 7 triệu chậu.Ông Hưng lý giải: "Hoa chậu chưng được lâu hơn hoa cắt cành, đơn cử như hoa hồ điệp có giá trị cao, với nhiều sắc màu đẹp mắt có thể chưng được 2 đến 3 tháng, người tiêu dùng chỉ cần tưới nước đều đặn tuổi thọ của hoa kéo dài hơn. Mặt khác, lượng cư dân ở tại các đô thị ngày càng tăng nhưng đa số sở hữu căn hộ nhỏ; tết đến xuân về họ cần những chậu hoa nhỏ để trang trí nhà cửa, bàn tiếp khách…".Cụ thể, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 750ha trồng hoa chậu các loại, trong đó 100ha lan hồ điệp, sản lượng 15 triệu chậu mỗi năm; riêng vụ hoa tết có khoảng 7 triệu chậu được đưa ra thị trường. Hiện các nhà vườn đã áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất hoa, giúp cải thiện chất lượng và đáp ứng nhu cầu thị trường.Theo Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, các vùng sản xuất hoa của tỉnh tập trung chủ yếu tại TP.Đà Lạt và các huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà. Vụ hoa Tết Ất Tỵ toàn tỉnh xuống giống được 3.848ha. Chủng loại hoa được ưa chuộng trong sản xuất, kinh doanh dịp Tết Nguyên đán chủ yếu là hoa cúc, lay ơn, lily, cẩm chướng… dự kiến sản lượng hoa tăng so với cùng kỳ năm trước, khoảng 1,5 tỷ cành và 7 triệu chậu. Dự báo khi vào cao điểm phục vụ tết, giá hoa sẽ tăng nhẹ.Từ giữa tháng 11 âm lịch đến cận Tết Nguyên đán các đơn vị chuyên sản xuất hoa chậu như: Công ty Trường Hoàng, trang trại Ysa Orchid Farm, Công ty Apolo, Công ty hoa lan Thanh Hà... bắt đầu đóng thùng, chuyển hoa ra các tỉnh phía bắc và miền Trung.Ông Phan Thanh Sang, chủ trang trại hoa Ysa Orchid Farm Đạ Ròn (xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương) cho biết, từ đầu tháng chạp mỗi ngày trang trại đóng khoảng 150 thùng (20 chậu/thùng) hoa hồ điệp các loại để chuyển đi tỉnh tiêu thụ. Càng gần tết công việc càng tất bật hơn, đến giữa tháng chạp vào cao điểm, lượng hàng đóng thùng sẽ tăng gấp đôi, có khi phải tăng ca ban đêm để kịp cho các chuyến xe hàng chở hoa đi các tỉnh phía bắc. "Lan hồ điệp là loại hoa cao cấp, nên việc chăm sóc lẫn đóng gói phải rất tỉ mỉ mới đáp ứng yêu cầu của đối tác", ông Sang cho biết.Được biết trang trại Ysa Orchid Farm chuẩn bị 400.000 chậu lan hồ điệp để cung cấp cho thị trường Tết Ất Tỵ 2025. Tương tự, các trang trại của Trường Hoàng, Apolo, Thanh Hà cũng chuẩn bị hàng trăm ngàn chậu hồ điệp phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán.Ngoài các giống hoa truyền thống, năm nay các đơn vị nhập thêm giống hồ điệp màu mới, giống hồ điệp mini để đáp ứng nhu cầu chưng ở bàn tiếp khách, trong căn hộ nhỏ… Các trang trại đều ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật, như tự động điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ, sử dụng quạt gió điều hòa, thông hơi cho nhà kính... giúp hồ điệp nở đều đẹp, đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho thị trường.
Lần thứ 2 tổ chức vòng loại Đông Nam Bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025) diễn ra trùng với sự ra mắt của huyện Long Đất mới.Sân Bàu Thành, được đánh giá là sân bóng đẹp hàng đầu ở giải TNSV THACO cup 2025, đã đón chào 6 đội bóng gồm các Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu, Trường ĐH Bình Dương, Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, Trường ĐH Lạc Hồng cùng 2 tân binh trường CĐ Công nghệ và Quản trị Sonadezi và CĐ Công nghệ quốc tế Lilama 2. Phó chủ tịch huyện Long Đất, ông Lê Hữu Hiền khẳng định: "Đây là một trong những niềm vinh dự của phong trào TDTT huyện Long Đất nói chung và các xã thị trấn trên địa bàn huyện Long Đất nói riêng. Sắp tới đây chúng tôi sẽ còn nhiều hoạt động mang tính phong trào. Hy vọng Báo Thanh Niên sẽ tiếp tục đồng hành cùng huyện Long Đất tổ chức nhiều hoạt động hơn nữa, tạo không khí sôi nổi và phong trào hoạt động TDTT của huyện chúng tôi ngày càng đi lên".Ngày mở màn vòng loại Đông Nam bộ đã chứng kiến cơn mưa bàn thắng, với 14 pha lập công trong 2 trận đầu tiên, trong đó Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu đánh bại Trường ĐH Bình Dương với tỷ số 3-1, còn Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai thắng đậm Trườg ĐH Lạc Hồng với tỷ số 3-1.Nhà báo Lâm Hiếu Dũng, Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên chia sẻ: "Vòng loại khu vực Đông Nam bộ tổ chức tại địa chỉ quen thuộc sân Bàu Thành thuộc huyện Long Đất là sự kiện thể thao đầy ý nghĩa, không chỉ là nơi giao lưu học hỏi mà còn là dịp để các bạn sinh viên thể hiện tài năng, sức trẻ và tinh thần thể thao của mình. Tôi tin rằng các đội bóng sẽ thi đấu hết mình, cống hiến các trận đấu hay và kịch tính theo tinh thần "Chơi đẹp, thắng đẹp, cổ vũ đẹp", giúp lan tỏa hình ảnh của giải TNSV THACO cup 2025 đến với khán giả và người hâm mộ".
Những tấm lòng vàng 7.1.2023
Sáng 13.3, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết đã có kết luận về kết quả kiểm tra, xác minh đơn tố cáo nặc danh xảy ra tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam (đóng tại TP.Tam Kỳ, Quảng Nam).Trước đó, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã tiếp nhận được đơn tố cáo về việc Bệnh viện đa khoa Quảng Nam bố trí chức vụ ở các vị trí quan trọng cho những người có quan hệ gia đình và họ hàng thân thiết liên quan đến việc đảm nhiệm chức vụ của ông Nguyễn Tam Thăng, Phó giám đốc bệnh viện; bà Nguyễn Thị Lệ Thu, Phó trưởng phòng Tổ chức cán bộ bệnh viện; bà Nguyễn Thị Hạnh Bình, Trưởng phòng Tài chính – Kế toán bệnh viện.Đơn tố cáo nêu rõ 3 người nêu trên có mối quan hệ người thân trong gia đình và họ hàng. Cụ thể, ông Nguyễn Tam Thăng là anh ruột của bà Nguyễn Thị Lệ Thu và cũng là cháu họ của bà Nguyễn Thị Hạnh Bình. Đơn tố cáo cho rằng việc bố trí vị trí việc làm này có tính chất "gia đình trị", gây nhiều khó khăn trong quá trình làm việc và phấn đấu của cán bộ công nhân viên trong bệnh viện, cũng như ảnh hưởng đến lợi ích, quyền lợi chung của tập thể.Theo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, sau khi xem xét đơn tố cáo, sở đã thành lập đoàn kiểm tra, xác minh nội dung và tiến hành làm việc với Bệnh viện đa khoa Quảng Nam.Qua kiểm tra, xác minh về quan hệ gia đình, họ hàng và chức vụ đang đảm nhận của các cá nhân ông Nguyễn Tam Thăng, bà Nguyễn Thị Lệ Thu và bà Nguyễn Thị Hạnh Bình là đúng với nội dung đơn tố cáo.Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Lệ Thu (em ruột) được bổ nhiệm chức vụ Phó trưởng phòng Tổ chức cán bộ từ ngày 1.4.2019, trước thời điểm bổ nhiệm giữ chức vụ Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Quảng Nam cho ông Nguyễn Tam Thăng (anh ruột) từ ngày 1.10.2020.Theo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, căn cứ theo khoản 3, điều 20 của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định: "Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan; tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó".Như vậy, ông Nguyễn Tam Thăng (anh ruột) giữ chức vụ phó giám đốc bệnh viện (cấp phó của người đứng đầu) và bà Nguyễn Thị Lệ Thu (em ruột) giữ chức vụ phó trưởng phòng tổ chức cán bộ là viên chức quản lý được phân công nhiệm vụ liên quan đến công tác về tổ chức nhân sự là không đúng quy định của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018.Riêng bà bà Nguyễn Thị Hạnh Bình (cô họ), Trưởng phòng Tài chính – Kế toán thì không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 3, điều 20 của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018.Như vậy, qua kiểm tra, xác minh đoàn ghi nhận nội dung theo đơn tố cáo là đúng một phần.Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cũng kết luận, việc bố trí nhân sự quản lý có mối quan hệ gia đình của bệnh viện là không có chủ ý, không cố tình hay lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà nguyên nhân chính là do phòng tổ cán bộ chưa kịp thời tham mưu lãnh đạo bệnh viện trong việc rà soát các quy định về quan hệ gia đình cũng như chuyển đổi vị trí công tác theo quy định Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018.Kết luận cũng nêu rõ, với những tồn tại, sai sót nêu trên trước hết giám đốc bệnh viện phải chịu trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác bố trí vị trí công tác của các viên chức lãnh đạo có yếu tố gia đình không đúng quy định. Ngoài ra, chịu trách nhiệm liên quan còn có tập thể lãnh đạo bệnh viện, phòng tổ chức cán bộ và các cá nhân liên quan.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Á, Phó chánh thanh tra Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho hay lỗi này là ở phòng tổ chức cán bộ của bệnh viện không kịp thời. Bởi, khi thấy xung đột lợi ích theo điều 23 của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 thì phải tham mưu điều chuyển bà Nguyễn Thị Lệ Thu sang vị trí công tác khác cho phù hợp."Vì không bị vi phạm kỷ luật nên Sở Y tế đề nghị lãnh đạo bệnh viện chuyển công tác bà Nguyễn Thị Lệ Thu sang vị trí khác và giữ chức vụ Phó phòng Kế hoạch tổng hợp của Bệnh viện đa khoa Quảng Nam", ông Á nói.